Hiện nay, phần mềm hỗ trợ hội nghị truyền hình đã có mặt rất nhiều trên thị trường hiện nay, nhằm giúp cho bạn hiểu hơn về ưu và nhược điểm của các phần mềm và đưa ra được quyết định lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả công việc của bạn cũng như thuận lợi hơn cho việc vận hành hoạt động công ty thông qua bài viết này.
Zoom meeting là nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn hoặc cá nhân có thể tổ chức cuộc họp trực tuyến, không những thế mà các trường học từ phổ thông đến đại học cũng áp dụng để tổ chức các lớp học trực tuyến cho học sinh, sinh viên. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phần mềm zoom meeting
Ưu điểm:
- Cung cấp các chức năng tổ chức hội nghị truyền hình cho máy tính và thiết bị di động, dễ dàng cài đặt.
- Chất lượng hiển thị hình ảnh và âm thanh ở chế độ full hd, zoom cho phép số lượng người tham gia lên đến 1000 cùng lúc trong một phòng họp.
- Cuộc họp được lưu lại trên nền tảng điện toán đám mây, có thể dễ dàng tìm kiếm lại.
- Zoom cung cấp tính năng chia sẻ màn hình của những người tham gia, hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu khi trao đổi và bàn luận cùng nhau. Ngoài ra, zoom hỗ trợ tính năng mở phòng chat riêng để mọi người có thể chia sẻ các tệp tài liệu với nhau.
- Zoom hỗ trợ cho miễn phí gói basic để khách hàng có thể dùng thử, số lượng cho phép khi tham gia cuộc họp tối đa 100 người với thời lượng là 40 phút.
Nhược điểm:
- Bạn sẽ phải trả phí theo tháng hoặc năm cho từng gói khác nhau, nếu là cuộc họp lớn thì có thể chi phí mua host để đáp ứng được sẽ khá cao. Tuỳ vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể lựa chọn gói zoom pro hoặc zoom business.
- Với số lượng người quá đông thì sẽ rất khó quản lý cho chủ phòng vì màn hình hiển thị tối đa 40 màn hình.
- Với hệ điều hành cũ thì phần mềm zoom sẽ không tương thích để vận hành.
2. Ứng dụng skype
Skype là ứng dụng được ra đời vào năm 2003, khác với phần mềm zoom thì skype chỉ phù hợp với những đối tượng là cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ, nhưng vẫn có thể nâng cấp lên bản skype for business nhưng chỉ có quy mô tối đa là 250 người trong một cuộc họp.
Ưu điểm:
- Thời gian cuộc gọi không bị giới hạn
- Có thể chia sẻ màn hình, các dữ liệu.
- Độ bảo mật chặt chẽ, an toàn.
- Có thể tổ chức hội nghị lên đến 250 người
- Skype dễ dàng tích hợp với các chương trình và phần mềm của microsoft
- Hoạt động tốt cho những nhóm nhỏ
Nhược điểm:
- Để sử dụng họp với số lượng lớn thì bạn cần phải bỏ chi phí khá cao để nâng cấp phiên bản cho skype.
- Chất lượng cuộc gọi, vẫn không có sự khác biệt với các phần mềm khác, đặc biệt hoạt động không ổn định vì thường gặp tình trạng đóng băng và có thể bị tắt đột ngột.
3. Ứng dụng Google hangout
Google hangout là phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa nhằm phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tính năng chat, gọi video thì google hanguot còn rất nhiều tính năng mới.
Ưu điểm:
- Hoạt động ổn định và rất nhanh chóng, phục vụ với số lượng người dùng cùng một lúc.
- Google hangoutcung cung cấp trải nghiệm trên web có nghĩa là không có app để tải về máy tính
- Bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch cho các cuộc họp sắp tới với tính năng lên lịch trước cho những cuộc họp.
- Có thể thực hiện cuộc họp bất cứ lúc nào vì thời gian tổ chức nhanh và hoạt động ổn định trên internet.
Nhược điểm:
- So với skype và zoom thì sản phẩm google hangout chưa được biết đến nhiều và chưa có nhiều công cụ hoặc đội ngũ hỗ trợ tích hợp và sử dụng sản phẩm này có doanh nghiệp.
- Khó có thể tương thích với các thiết bị phần cứng trong phòng họp, nếu muốn thì phải đảm phải đúng tiêu chuẩn SIP và H.323
Trên đây là bài viết phân tích ưu và nhược điểm của những phần mềm hỗ trợ hội nghị trực tuyến ngày nay, giúp các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong hội họp của công ty bạn.