So sánh tổng đài IP và tổng đài Analog | Du Hung Tech
So sánh tổng đài IP và tổng đài Analog
So sánh tổng đài IP và tổng đài Analog

Hiện nay, tổng đài IP và tổng đài Analog là 2 tổng đài được sử dụng phổ biến nhất. Cả 2 hệ thống tổng đài này đều hướng tới mục đích cuối cùng là thực hiện và nhận cuộc gọi tuy nhiên chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Khi bạn muốn lựa chọn một trong 2 tổng đài này thì bạn nên xem xét kĩ những khác biệt của 2 tổng đài này cùng với tình trạng và nhu cầu của công ty mình để có thể lựa chọn một tổng đài phù hơp nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được sự khác nhau giữa 2 tổng đài này.

Việc lựa chọn 1 tổng đài phù hợp để sử dụng cho hiện tại và lâu dài không phải ai cũng có thể hình dung được bởi lẽ khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng và lớn mạnh thì nhu cầu liên lạc nội bộ cũng càng mở rộng hơn. Mặc dù cả 2 tổng đài Analog và IP đều có chức năng chính là thực hiện và nhận cuộc gọi. Mặc dù có cùng chức năng nhưng chúng có rất nhiều điểm khác nhau mà bạn cần phải xem xét kĩ trước khi mua. Tổng đài Analog là tổng đài truyền thống đã được sử dụng từ nhiều năm trước và chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp cần một hệ thống mạng điện thoại chuyên dụng. Tổng đài IP mới chỉ được phát triển gần đây sử dụng Internet để thực hiện cuộc gọi.

Dưới đây là bảng so sánh đánh giá giữa 2 dòng tổng đài để bạn có được cái nhìn trực quan hơn khi lựa chọn lắp đặt tổng đài.

STT

Tổng đài Analog

Tổng đài IP

1

Loại tổng đàiTổng đài analog dựa vào phần cứng với phần mềm đơn giản chạy trên chúng, dùng nguyên lý chuyển mạch kênh TDM (vật lý)Tổng đài IP là tổng đài điện thoại dựa vào phần mềm, hoạt động trên hạ tầng mạng IP (Internet Protocol)

2

Khả năng mở rộng sau nàyMỗi văn phòng chi nhánh yêu cầu phải có tổng đài PBX truyền thống riêng. Các máy nhánh nội bội không thể liên lạc nội bộ giữa các chi nhánh.Không cần đầu tư thêm tổng đài điện thoại cho văn phòng chi nhánh, tất cả các văn phòng có thể sử dụng chung một tổng đài IPBX đặt ở trụ sở trung tâm. Các máy nhánh liên lạc với nhau như đang ở chung một văn phòng.

3

Khả năng thu hồi vốnĐầu tư PBX truyền thống không có khả năng thu hồi vốn vì cuộc gọi giữa các chi nhánh phải thông qua mạng điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ. Cước phí điện thoại vẫn giữ nguyên theo năm tháng.Đầu tư IPPBX có khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh theo thời gian vì cước phí gọi liên tỉnh giữa các chi nhánh được triệt tiêu, cước phí gọi điện di động và quốc tế cắt giảm đáng kể.

4

Tích hợp ứng dụng khácPBX truyền thống khi có nhu cầu tích hợp ứng dụng bên ngoài yêu cầu phải đầu tư thêm thiết bị tương thích.IPBX hỗ trợ mềm dẻo khi tích hợp các ứng dụng khác, chẳng hạn CRM, Voice Messages, SMS, và các ứng dụng CTI trên PC.

5

 

 

 

 

 

Các tính năng hỗ trợPBX truyền thống analog không có các tính năng chuẩn đóIPPBX hỗ trợ các tính năng chuẩn như auto forward call, auto answer call, conference, voice mail, recording call cho phép các điện thoại IP đầu cuối chủ động kích hoạt sử dụng các tính năng này.

6

Nâng cấp tổng đàiĐể kết nối thoại trên nền IP (VoIP) yêu cầu đầu tư thêm thiết bị Gateway tương thích.Kết nối thoại trên nền IP (VoIP) với các hệ thống VoIP đơn giản không cần đầu tư thêm thiết bị.

7

Khả năng mở rộng máy nhánhSố line máy nhánh nội bộ (extension) bị giới hạn bởi số cổng vật lý thiết kế cố định trên PBX, không thể tăng lên bằng phần mềm.Ở IP-PBX máy nhánh (extension) mở rộng linh hoạt vì bản chất IP PBX là phần mềm và số lượng máy nhánh có thể mở rộng khá cao (lên đến 100, 10000 người dùng)

8

Chi phí đầu tư mớiChi phí tổng thể lớn (chi phí tổng đài, chi phí máy điện thoại, chi phí dây thoại, đi dây, gen, wallplate..,Chi phí bảo trì lớn)Chi phí tổng thể thấp, dung lượng càng lớn chi phí càng giảm (Chi phí tổng đài thấp, Chi phí máy điện thoại, không chi phí đường dây cáp thoại, không chi phí cáp trục, không giới hạn khoảng cách)

9

Di chuyển vị tríDịch chuyển máy lẻ:

– Đấu nối lại dây hoặc chạy dây mới

– Chi phí cấu hình, thông tin hiệu lại, đánh số lại toàn bộ hệ thống

– Phải thuê người chuyên môn về tổng đài đến thực hiện

Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào → mang điện thoại cắm vào bất kỳ vị trí mạng nào là xong

10

Các sự cố về đường bưu điện– Khó xác định được khi đường bưu điện đứt, phải có người phát hiện và kiểm tra

– Chi phí sửa chữa/ bảo dưỡng cao

– Thời gian xử lý lâu chậm

Xác nhận được ngay tình trạng của các đường bưu điện qua trạng thái hiển thị trên tổng đài

11

Khả năng quản lýKhó quản lý: quản lý bằng CLI Commands phức tạp độc quyền của từng nhà cung cấp do đó bạn phải đến tận nơi đặt tổng đài để thay đổi lại cài đặt quản lýDễ dàng quản lý: quản lý bằng giao diện đồ họa GUI dựa trên web do đó bạn có thể ngồi bất cứ đâu cũng có thể quản lý được

 

Trên đây là sự khác nhau giữa tổng đài Analog và tổng đài IP, nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì và cần tư vấn thêm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi Tại đây hoặc số hotline của Du Hưng 02873.000.246 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Share:

Hỗ trợ trực tuyến

X