Mục lục
Giao thức SIP là gì?
Giao thức SIP (Session initiation protocol – nghĩa là giao thức khởi tạo phiên) là giao thức được sử dụng trong công nghệ Voip, tổng đài ip với các nhà cung cấp dịch vụ sip trunk người dùng có thể thực hiện các cuộc gọi thoại, video và hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, giao thức SIP còn được sử dụng nhằm kiểm soát các hội nghị đa phương tiện trên internet. Để tìm hiểu rõ hơn về loại giao thức này, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn qua bài viết này nhằm mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan nhất.
Thành phần cấu tạo nên giao thức SIP
SIP là giao thức dựa trên văn bản, có nhiều điểm tương đồng so với giao thức HTTP. Các tin nhắn thông báo là các văn bản và cơ chế yêu cầu xử lý sự cố cũng dễ dàng hơn. Truyền dữ liệu trên thực tế được thực hiện bởi giao thức TCP hoặc giao thức gói dữ liệu UDP của mô hình OSI và giao thức mô tả phiên hoặc SDP kiểm soát giao thức nào được sử dụng.
Các bản tin trong giao thức SIP hiển thị danh tính của những người tham gia cuộc gọi và cách người tham gia liên lạc qua kết nối mạng IP. SDP – giao thức mô tả phiên có nhiệm vụ xác định các loại kênh truyền thông sẽ được thiết lập cho phiên. Bên cạnh đó, nó sẽ khai báo loại codec nào có sẵn và cách các thiết bị truyền thông có thể liên kết với nhau qua mạng IP.
SIP được phát triển bởi IETF, với tính linh hoạt, tính năng vượt trội SIP được xem như giải pháp thay thế giao thức H.323 trong thế giới voip.
Các thành phần cơ bản trong SIP
Mỗi thành phần thực hiện các chức năng riêng biệt và hoàn toàn khác nhau. Với những thành phần proxy server, redirect server, register server được xem là các thành phần tuỳ chọn và chúng có thể không xuất hiện. Trên thực tế, để đảm bảo chế độ bảo mật thì những cuộc gọi đều phải thông qua quá trình chứng thực bảo mật. Lúc này, proxy server sẽ thực hiện nhiệm vụ chức thực và các thành phần còn lại thường được tích hợp sẵn trong proxy server. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn các thành phần trong giao thức SIP:
User agent
Là các đầu cuối trong mạng SIP, nó đại diện cho phía sử dụng để khởi tạo một yêu cầu tới SIP server hoặc user agent server. Trong user agent còn được chia thành 2 thành phần khác là user agent client (UAC) và user agent server (UAS). Nhiệm vụ của UAC là tạo ra yêu cầu (request) và nhận các phản hồi từ các yêu cầu đó. Với UAS chịu trách nhiệm nhận các yêu cầu và tạo ra các phản hồi tương ứng với các yêu cầu đó.
Proxy server
Hỗ trợ chuyển tiếp các SIP request tới các thành phần khác trong mạng. Ngoài ra, proxy server còn cung cấp các chức năng xác thực khi có yêu cầu khai thác dịch vụ. Có 2 loại proxy server là statefull và stateless proxy. Statefull proxy có nhiệm vụ lưu các bản tin request được gửi tới, cùng với các bản tin response để thực hiện gửi tới các user agent
Redirect server
Là thành phần nhận các bản tin request từ user agent client và tiến hành trả về bản tin phản hồi ở lớp 300 tương ứng để thông báo cho user agent client chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về.
Registar server
Là server nhận bản tin SIP register và cập nhật các thông tin mà user agents cung cấp từ bản tin register vào location database.