Hệ thốngđiện thoại voip là giải pháp viễn thông đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Với nhiều tính năng nâng cao lưu trữ dữ liệu lớn, truyền tải thông tin nhanh chóng, dễ dàng mở rộng. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về từng mô hình điện thoại ip hay tổng đài voip từ phương pháp lắp đặt đến các thức hoạt động.
Mục lục
Mô hình hệ thống điện thoại voip
Hệ thống điện thoại IP là tập hợp bao gồm tổng đài IP và thiết bị điện thoại hoạt động dựa trên công nghệ IP chạy trên nền tảng internet. Tổng đài IP sử dụng chung hạ tầng mạng của chính doanh nghiệp như LAN/WAN, hoạt động bằng cách mã hoá giọng thành các gói dữ liệu và truyền đi cũng với các dữ liệu khác trong mạng nội bộ.
Có những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, hệ thống cửa hàng, các bộ phận, phòng ban làm việc ở những địa điểm, khu vực khác nhau và khi ứng dụng hệ thống điện thoại IP doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Thống kê, báo cáo số liệu dịch vụ
- Quản lý danh bạ, cuộc gọi
- Ghi âm cuộc gọi
- Khi thiết lập giao thức SIP trên điện thoại di động, thì thiết bị di động có thể sử dụng đầu số điện thoại bàn để gọi ra hoặc gọi miễn phí vào số nội bộ của công ty
- Giữ hoặc chuyển cuộc gọi đường dài, liên tỉnh
- Các chi nhánh có thể thực hiện cuộc gọi miễn phí
- Chức năng lời chào hoặc dẫn máy khi khác hàng gọi vào công ty\
- Thực hiện được nhiều cuộc gọi cùng lúc.
Mô hình giải pháp tổng đài
- Tổng đài và router sẽ được kết nối giúp định tuyến cuộc gọi
- Điện thoại IP sẽ được kết nối với gateway, sw để kết nối đến router và máy chủ (server)
- Bên cạnh đó, có thể cung cấp software được cài trên máy tính để nhân viên sử dụng như điện thoại bàn thông thường.
- Các chi nhánh khi thực hiện cuộc gọi chỉ cần connect qua địa chỉ IP mà không cần kết nối qua máy chủ.
Thành phần hệ thống
- Thiết bị voice gateway: được hiểu là thiết bị trung gian giao tiếp giữa tín hiệu PSTN và server của tổng đài, có khả năng giao tiếp giữa tổng đài voip và thiết bị analog. Bên cạnh đó, không giới hạn số lượng voip gateway với máy chủ tổng đài thông qua kết nối IP.
- Thiết bị đầu cuối: tuỳ vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà lựa chọn các thiết bị khác nhau. Có thể là điện thoại analog sẵn có, điện thoại ip, phần mềm software được sử dụng trên máy tính, điện thoại bàn không dây sử dụng tai nghe và micro.
- Sever tổng đài VOIP: máy chủ chạy trên hệ điều hành window hoặc linux được tích hợp các ứng dụng giám sát, quản lý và thiết lập kết nối với các thiết bị đầu cuối. Được xem là trung tâm quản lý các cuộc gọi ra vào của hệ thống, lưu lượng, tình trạng hệ thống và xuất ra báo cáo.
Cách thức hoạt động
- Tại trụ sở chính của doanh nghiệp
- Máy chủ voip sẽ được đặt ngay tại trung của doanh nghiệp hoặc nơi được gọi là datacenter, có vai trò quản lý, giám sát tình trạng, cuộc gọi nội bộ giữa các chi nhánh. Bên cạnh đó, máy chủ sẽ cung cấp các tài khoản SIP cho tất cả FXS gateway hoặc điện thoại voip tại các chi nhánh và kết nối từ xa qua đường mạng internet cáp quang
- Quản lý hệ thống thông qua giao diện web, bảo trì các thiết bị một cách nhanh chóng.
- Tại các chi nhánh
- Nhân viên có thể gửi yêu cầu đến trung tâm hoặc kết nối với máy chủ để tiếp nhận và xử lý cuộc gọi nếu cần thiết
- Thiết bị đầu cuối được kết nối với máy chủ thông qua đường mạng internet
- Quản trị viên có thể truy cập, theo dõi hệ thống ở bất cứ nơi đâu
- Mô hình hoạt động linh hoạt với những hệ thống tổng đài có quy mô lớn và tiếp nhận lượng cuộc gọi cao.
Mô hình hệ thống điện thoại IP được tích hợp với hệ thống điện thoại truyền thống analog
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tích hợp hệ thống điện thoại IP với mô hình điện thoại analog có sẵn, thì có thể sử dụng mô hình được gọi là Hybird được xem là mô hình kết hợp giữa VOIP và PABX truyền thống. Tuỳ thuộc vào tính trạng cơ sở hạ tầng mà có cách triển khai khác nhau. Nhưng thường sẽ sử dụng phương án đơn giản nhất là sử dụng IP voice gateway và kết hợp với 1 IP SIP trunk server.
Lợi ích khi ứng dụng hệ thống điện thoại voip
- Hệ thống báo cáo giữ vai trò quan trọng trong viêc quản lý hệ thống điện thoại VOIP. Vì qua đó, người quản trị có thể đánh giá được khả năng hoạt động, tình trạng của thiết bị. So sánh hiệu suất từng tháng, từng năm.
- Khả năng bảo mật hệ thống cao, giám sát chặt chẽ trong việc quản lý cước và cuộc gọi
- Cho phép triển khai lắp đặt hoặc mở rộng nhanh chóng
- Nâng cấp toàn bộ hệ thống dễ dàng, mở rộng không giời hạn thiết bị
- Với các doanh nghiệp lớn, hệ thống điện thoại IP sẽ giúp tiết kiệm chi phí trang thiết bị, nhân lực, bảo trì hệ thống.
- Tiếp nhận được nhiều cuộc gọi cùng lúc